Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Hát Nói

HÁT NÓI
Hát Nói - Trương Thị Bích Nguyệt



I. Bố Cục Bài:
Các Phần Chính Của Bài
II. Nội Dung Cụ Thể:
1 Khái Niệm:
 Có thể nhìn thấy, các tài liệu về hát nói, dù bàn tới khía cạnh nào của thể loại cũng đưa ra một khái niệm, một định nghĩa về hát nói. Các định nghĩa này nhìn chung là tương đối thống nhất. Song xung quanh các cách hiểu về khái niệm hát nói cũng vẫn có sự xem xét vì trước khi đi vào bất cứ một khái niệm nào của thể loại, việc xác định nội hàm khái niệm là hết sức quan trọng và cần thiết.
Cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục năm 2009) nêu rõ:


 Còn cuốn "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX"(Nguyễn Lộc, NXB Giáo dục 1997) cũng cho ta biết:
 Theo các tác giả của "Tuyển tập thơ ca trù" thì:
2. Một Số Tài Liệu Tham Khảo:
Đào Nương Ca  Của Nguyễn Văn Ngọc

Ca Trù Thể Cách  Của Xuân Lan

Việt Nam Ca Trù Biên Khảo Của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề.
* Tên gọi:
  Về tên gọi, hát nói có nhiều tên gọi khác nhau như:
    Hát nói - khi nữ hát
    Hà nam - khi nam hát
    Hát nối - bài dôi khổ.
3. Đặc Trưng Thể Loại:
 Theo Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục năm 2009 :
Xét về mặt văn học, Hát nói là một thể thơ cách luật. Bố cục của một bài thơ Hát nói đầy đủ ( Hát nói chính cách hay chỉnh thể ) gồm mười một câu chia làm ba khổ ( hay ba trổ ). Các khổ và các câu trong bài hát nói thường được gọi theo tiếng chuyên môn của nhà trò như sau:
- Khổ đầu: bốn câu, gồm hai câu "lá đầu" và hai câu "xuyên thưa".
- Khổ giữa: bốn câu, gồm hai câu "thơ" ( ngũ ngôn hoặc thất ngôn) và hai câu "xuyên sau".
- Khổ xếp: ba câu, gọi là câu "dồn", câu "xếp"và câu "keo".
 Ngoài ba phần chính, mỗi bài hát nói còn có thêm phần "mưỡu" ( do chữ mạo nghĩa là "làm trùm", "phủ lên mình") là những câu thơ lục bát đặt ở đầu bài ( gọi là mưỡu đầu ) hoặc cuối bài ( gọi là mưỡu hậu ) để nói lên ý nghĩa bao quát toàn bài. Nếu chỉ có hai câu thơ lục bát thì gọi là mưỡu đơn, bốn câu thơ lục bát là mưỡu kép.
Đây là một vài ví dụ làm mẫu:

 Một bài hát nói biến cách ( hay biến thể ) thì số khổ giữa có thể tăng ( gọi là "dôi khổ") hoặc giảm ( gọi là thiếu khổ ).
Về số tiếng trong câu vừa cố định vừa tự do. Phần cố định bắt buộc là hai câu thơ ở khổ giữa ( nhất thiết phải là ngũ ngôn hay thất ngôn), các câu "mưỡu" ( phải là thơ lục bát ) và câu cuối ( phải đúng sáu tiếng ).Còn các câu khác chỉ có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhưng phổ biến là bảy, tám tiếng. Việc gieo vần, ngắt nhịp trong thể cũng tương đối tự do. Sang thế kỷ XX, các nhà thơ hiện đại Việt Nam đã tiếp thu nhiều yếu tố của thể hát nói để sáng tạo thể thơ tám tiếng - một thể thơ rất thịnh hành trong phong trào thơ mới.
* Chú Ý:
Thứ nhất về mưỡu thông thường người ta dùng hai hay bốn câu lục bát làm mưỡu. Nhưng cũng có thể dùng hai hay bốn câu năm chữ làm mưỡu.
Thứ hai là cặp đối 5 và 6 thường là câu 7 chữ Luật Thi làm vế đối. Nhưng cũng có những bậc tiền bối dùng hai câu năm chữ Luật Thi làm vế đối.
4. Cách Gieo Vần:
Hát nói là một thể văn vừa có cước vận ( vần ở cuối câu ) vừa có yêu vận ( vần ở lưng chừng câu ) vừa dùng vần bằng vừa dùng vần trắc.
Cách gieo vần của hát nói được tóm tắt trong năm quy luật:
Một là bài hát nói bao giờ cũng bắt đầu bằng một vần trắc.
Hai là sau cước vận trắc đầu tiên là hai cước vận bằng, rồi đến cước vận trắc. Cứ như vậy tiếp diễn cho đến hết bài hát.
Ba là bài hát nói tận cùng bằng cước vận bằng.
Bốn là khi câu trên có cước vận trắc mà câu dưới chuyển sang cước vận bằng thì câu dưới phải có thêm yêu vận trắc và ngược lại. Yêu vận gieo cách chữ cuối câu là 2 hay 3 chữ.
Năm là riêng hai câu của khổ Thơ ( câu 5 và 6 ) vì là hai câu thơ Luật nên không có yêu vận.

5. Lực lượng sáng tác:
 Nhà nho tài tử là lực lượng sáng tác của Hát nói. Nhà nho tài tử - cũng như nhà nho hành đạo và ẩn dật - đều xuất thân là môn sinh của cửa Khổng sân Trình. Nhưng do tiếp xúc với một môi trường xã hội mới, nhận thức và quan niệm của họ có nhiều thay đổi. Người tài tử quan niệm điều làm nên giá trị con người là tài và tình. Người tài tử dứt khoát phải có tài và họ ý thức được tài của mình hay còn gọi là thị tài và đa tình.
 Hát nói đã thể hiện được đúng nhất con người cá nhân đầy cá tính. Các nhà nho tài tử đã tìm thấy ở hát nói một hình thức phù hợp để chứa đựng, gửi gắm những hoài bão lớn, những khát vọng mãnh liệt, những tình cảm tự do phóng khoáng của cái tôi ngông nghênh, đa tình.
Môi trường ca quán càng khiến hát nói được thể hiện và phát triển rộng rãi, cuốn hút đông đảo người thưởng thức và người sáng tác.
Các tác giả tiêu biểu:
Nguyễn Công Trứ Từng Tuyên Bố: "Đã Mang Tiếng Ở Trong Đất Trời. Phải Có Danh Gì Với Núi Sông".

Thi Hào Nguyễn Khuyến
6. Đặc Trưng Nội Dung
 * Hát nói nơi giãi bày tâm tư, tình cảm của những nhà nho tài tử trong xã hội đương thời.
   Nước ta trong tình trạng chia cắt hai miền Nam - Bắc cùng với sự phân chia quyền lực Đàng Ngoài-  Chúa Trịnh, Đàng Trong - Chúa Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh - Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên  ngôi, thủ tiêu những tiến bộ thời Quang Trung, phục hưng những cổ hủ Nho giáo, lịch sử xã hội lại  một lần nữa lâm vào bế tắc.
    -> Vì thế cái mà con người thời này hướng đến là tình yêu, hạnh phúc và giá trị sống. Thực tế cuộc  sống như vậy đã buộc các nhà nho trí thức phong kiến phải đưa ra sự lựa chọn của mình. Có người  học hành để thi cử đỗ đạt làm quan, có người về ở ẩn, từ bỏ con đường công danh về với cuộc sống  an nhàn.
Cảnh Lều Chõng Đ Thi Của Các Sĩ Tử

Cuộc Sống Thôn Quê An Nhàn

 Mặt khác xã hội Việt Nam thế kỷ 17 18 có nhiều biến đổi về chính trị thì những yếu tố của nền kinh tế đô thị và văn hóa đô thị vẫn phát triển tạo nên một diện mạo mới cho xã hội và đây là sự quan trọng không thể thiếu cho sự ra đời và phát triển của nhà nho tài tử.
 * Hát nói - tiếng thơ gửi gắm tâm sự yêu nước, lòng căm thù giặc, niềm tin và tinh thần lạc quan chiến đấu chiến thắng kẻ thu xâm lược của những nhà hoạt động cách mạng.
5. Vị Trí Và Đóng Góp Của Hát Nói Trong Dòng Văn Học Chữ Nôm Của Dân Tộc:
Nguyễn Đức Mậu trong luận án Tiến sĩ Thể loại hát nói trong sự vận động của lịch sử văn học được bảo vệ tại Viện Văn học cũng đã tiến thêm một bước khẳng định thể loại văn học này. Nguyễn Đức Mậu dành hẳn chương 3: Hát nói là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân tộc để phân tích cái hay, cái độc đáo của thể loại văn học này. Đặc biệt, Nguyễn Đức Mậu đã có một nhận xét quan trọng: Hát nói đáp ứng nhu cầu khác truyện Nôm và Ngâm khúc. Chính phát hiện này đã khẳng định tính độc lập độc đáo của hát nói trong tiến trình thể loại văn học Việt Nam. Chỉ riêng nhận định này thôi cũng có thể đặt ngang hàng( nếu không muốn nói là cao hơn) hát nói với truyện nôm và ngâm khúc rồi
7. Thể Hát nói trong thơ ca trù:
Trong nghệ thuật ca trù, thơ là một thành tố quan trọng. Ca trù có nhiều làn điệu,nhiều thể ca trù sử dụng các thể thơ quen thuộc và thuần túy Việt như lục bát, song thất lục bát. Thể Hát nói là thể riêng của ca trù. Trong số các thể thơ được dùng trong ca trù, thể hát nói để lại số lượng lớn nhất, được ưa chuộng nhất. Hát nói gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Phan Bội Châu...
8. Phân Tích Thơ:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự (1)

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lòng,
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, (2)
Gồm thao lược (3) đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc Bình tây cầm cờ đại tướng (4)
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên (5)
Đạc (6) ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi,
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. (7)
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.
Chẳng Hàn, Nhạc, cũng phường Mai Phúc (8)
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Đời ai ngất ngưởng như ông.



Bài thơ Ngất Ngưởng của Nguyễn Công Trứ thuộc thể loại Hát Nói.
1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
Từ ngất ngưởng được nhắc lại 4 lần thể hiện sự ngang tàng, phá cách, phá hết hành vi khác kỉ phục lễ của nho giáo tạo một lối sống thật hơn, dám là chính mình, khẳng định bản lĩnh cá nhân. Ngất ngưởng đối lập với lễ, danh giáo.
2. Những lời tự thuật:
a, Quãng đời làm quan:
Ông cho rằng, làm trai thì phải mang nợ và phải tung hoành ngang dọc để trả cái nợ ấy. Tuy nhiên đối với Nguyễn Công Trứ, công danh không chit là vinh mà còn là nơ, là trách nhiểm, vì vậy ông coi đó là sự dấn thân tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc. Nó phù hợp với tâm trạng của con người đã trải qua bao nhiêu phiền lụy chốn quan trường.
Câu 1: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta.
=> Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân.
Câu 2: Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, giam hãm vào lồng.
=> Phù hợp với nhân cách của ông, ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà ông vẫn ra làm quan. Bởi lẽ ông coi việc mình làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân và tài năng của mình. Điều quan trọng là trong môi trường nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình mà vẫn giữ được sự bản lĩnh, cá tính. Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được ông thể hiện ngay đoạn đời từ khi ra làm quan, đoạn đời đó được ông tóm gọn quan 4 câu 3, 4, 5, 6.
Câu 3, 4, 5, 6 liệt kê tất cả sự việc lớn nhỏ, các chức phận ông đã trải qua.
=> Ông có tài thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề cúi để vinh thân phì gia.
Câu 7, 8: Năm cáo quan là một sự kiện lạ, phong cách khác người. Ông buộc mo cau vào đuôi con bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: để che miệng thế gian qua đó thể hiện ông muốn trêu ngươi cả thế gian kinh kì.
Câu 9, 10, 11, 12: Cách sống phóng khoáng, thảnh thơi:
Dẫn các cô gái trẻ lên chùa chơi, đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân.
Câu 13 - 16: Quan niệm sống của ông: không quan tâm được mất, không bận lòng khen chê, vui vẻ và không vướng tục, có những khi hành lạc: uống rượu, cô dầu, con hát, nhưng ông không phải người của phật, mà vẫn là người của cuộc đời, duy có điều: không vướng tục ở đây lag một nhân cách, một bản lĩnh cao, chấp tất cả, không để lụy và khinh tất cả những gì của thói thường.
Câu 17, 18: Tổng kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với lẻ nam nhi là kinh bang tế thế và đạo nghĩa vua tôi. Ông đã giữ được chọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc.
Câu cuối: Lời khẳng định trong triều không ai sống ngất ngưởng như ông cả.
=> Bản lĩnh cá nhân của ông, nó thể hiện một quan niệm của một danh sĩ dựa trên phẩm chất và bản lĩnh thực sự.
=> Bài thơ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là một bài hát nói tiêu biểu với những đặc trưng tiêu biết của nội dung hát nói: Đó là tình yêu nước, tinh thần lạc quan, yêu đời. Nó giãi bày tâm tư tình cảm của nhà nho đương thời, cái tình cảm phóng khoáng và cái tôi ngông nghênh đa tình.
9. Tổng Kết Toàn Bài:
Hát nói là một thể loại đặc biệt của văn học Việt Nam, nó góp phần làm phong phú kho tàng văn chương của văn học. Hát nói được sáng tác với số lượng lớn bằng chữ Nôm, là một nét đặc sắc của văn học mà ở đó người đọc cảm nhận được tinh thần mới mẻ, một luồng gió phóng khoáng đến với người đọc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét